BÁO CÁO KHẮC PHỤ LỖI FSC 2019

BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC LỖI PHÁT HIỆN KHI ĐÁNH GIÁ FSC 2019
BÁO CÁO KHẮC PHỤ LỖI FSC 2019

CÔNG TY NGUYÊN LIỆU GIẤY MIỀN NAM

Địa chỉ: 377-Phan Đình Phùng- Phường Duy Tân- Thành phố Kon Tum,
Tỉnh Kon Tum, Việt Nam

BÁO CÁO

Kết quả khắc phục lỗi phát hiện khi đánh giá FSC 2019

 
 
 
 

            Căn cứ khuyến nghị sau đánh giá FSC năm 2019 tại Công ty Nguyên liệu giấy Miền Nam của tổ chức GFA Certification GmbH. Công ty NLG Miền Nam báo cáo kết quả khắc phục 02 lỗi nhỏ không tuân thủ tiêu chuẩn FSC như sau:

Lỗi #
2019-03
Tên lỗi Biện pháp bảo vệ không hiệu quả.
Mức độ   Lớn Nhỏ
Quy mô lỗi:
 
  FM: Công ty quản lý rừng
  FM: Thành viên nhóm  
Khung tiêu chuẩn   Tiêu chuẩn Quản lý rừng Quốc giá (NGSS) / Tiêu chuẩn quốc gia tạm thời (INS)
  Tiêu chuẩn tạm thời GFA
  FSC-STD-30-005, V.1.0
  Khác:      
Chỉ số: 1.5.2
Yêu cầu theo tiêu chuẩn Xây dựng và thực thi các biện pháp bảo vệ rừng (vd.Nhận biết các dấu hiệu, nhân lực đặc biệt) để ngăn chặn các hoạt động trái phép.
Mô tả lỗi
không tuân thủ
Kết quả giám sát trong 9 tháng của năm 2019 cho thấy người dân địa phương đã bóc vỏ tổng cộng 135 cây (Phần 3, bảng Tóm tắt kết quả giám sát năm 2019). Hành động khắc phục chủ yếu là ghi chép lại trong hồ sơ và xử phạt, không phân tích nguyên nhân sâu xa của vấn đề và không có hoạt động phòng ngừa.
Khung thời gian   Đến lần đánh giá sau, không muộn hơn xx.xx.20xx/ đợt đánh giá tới(tùy thuộc vào thời gian nào đến trước)
  Trước khi cấp chứng chỉ
  05.10.2020
Phân tích hoạt động khắc phục (Phần dành cho Công ty)
Phân tích nguyên
nhân gây lỗi
Hàng năm Công ty đều ban hành phương án giao khoán quản lý bảo vệ rừng cho các Ban và Ban giao khoán cho các hộ gia đình và người dân địa phương tham gia bảo vệ rừng. Việc người dân bóc vỏ tổng cộng 135 cây Thông là do phong tục tập quán và ý thức của người dân địa phương còn hạn chế. Tại Kon Tum có một số bộ phận người dân tộc thiểu sô sống ở ven rừng có điều kiện kinh tế còn rất khó khăn, họ không có tiền để sử dụng bếp ga mà các sinh hoạt như nấu nướng đều dùng chất đốt là củi, vào mùa mưa do củi bị ẩm ướt nên đã từ rất lâu người dân có thói quen vạc cây Thông để lấy Ngo để làm mồi nhứ lửa do vậy khi cây Thông tự nhiên không còn thì người dân mới bóc vỏ Thông của Công ty. Mặc dù các Ban và hộ nhận khoán thường xuyên tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ rừng nhưng do nhận thức còn hạn chế nên vẫn còn một ít bộ phận người dân vi phạm về công tác bảo vệ rừng. Ngoài nguyên nhân trên thì cán bộ của Công ty là người nhận khoán vẫn còn chủ quan, nhận thức còn hạn chế nên công tác tuyên truyền chưa hiệu quả.
Hoạt động khắc phục - Công ty đã tổ chức một cuộc họp để phân công nhiệm vụ triển khai FSC 2019, khắc phục lỗi cho tất cả các bộ phận chuyên môn, các Trưởng ban trồng rừng của Công ty (Biên bản phân công nhiệm vụ khắc phục lỗi số 01/BBKPL-FSC.2019, ngày 02/12/2019 của Giám đốc Công ty) và được giao cho Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Kế toán của Công ty chịu trách nhiệm giám sát tuân thủ này;
 
- Hình ảnh các văn bản và báo cáo.
+ Hình ảnh biên bản họp khắc phục lỗi FSC năm 2019, công văn chỉ đạo các phòng, ban khắc phục lỗi và đề nghị đại diện GFA tại Việt Nam xem xét.
Hoạt động phòng ngừa - Công ty đã tổ chức một cuộc họp để phân công nhiệm vụ triển khai FSC 2019, khắc phục lỗi cho tất cả các bộ phận chuyên môn, các Trưởng ban trồng rừng của Công ty (Biên bản phân công nhiệm vụ khắc phục lỗi số 01/BBKPL-FSC.2019, ngày 02/12/2019 của Giám đốc Công ty) và được giao cho Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Kế toán của Công ty chịu trách nhiệm giám sát tuân thủ này;
- Công ty thường xuyên yêu cầu các Ban trồng rừng khi đi tuần tra nếu phát hiện người dân tác động đến cây Thông thì phải thống kế, lập biên bản thu hồi thiệt hại và xác định rõ nguyên nhân xâu xa để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Lỗi #
2019-04
Tên lỗi Các qui trình giám sát không thống nhất về chỉ số giám sát.
Mức độ   Lớn  Nhỏ
Quy mô lỗi:
 
  FM: Công ty quản lý rừng
  FM: Thành viên nhóm  
Khung tiêu chuẩn   Tiêu chuẩn Quản lý rừng Quốc giá (NGSS) / Tiêu chuẩn quốc gia tạm thời (INS)
  Tiêu chuẩn tạm thời GFA
  FSC-STD-30-005, V.1.0
  Khác:      
Chỉ số: 8.1.2
Yêu cầu theo tiêu chuẩn Cần xây dựng và thực hiện một kế hoạch và thiết kế giám sát và báo cáo định kỳ dựa trên cơ sở hình thức giám sát nhất quán và lặp lại theo thời gian.
Mô tả lỗi
không tuân thủ
Công tác giám sát của các Ban trồng rừng, thiết kế giám sát là tốt, nhưng tiêu chí giám sát hàng ngày từ nhân viên các Ban chỉ ở cấp độ chung (ví dụ: an toàn và vệ sinh, các khía cạnh kỹ thuật), không theo cấp độ tiêu chí. Cán bộ đánh giá đã kiểm tra hồ sơ giám sát công tác chuẩn bị hiện trường và giám sát công tác trồng cây tại lô c, K1, TK602, giám sát công tác bảo vệ rừng tại các lô: a4, K2 và b14, K1, TK 602).
Khung thời gian   Đến lần đánh giá sau, không muộn hơn xx.xx.20xx/ đợt đánh giá tới(tùy thuộc vào thời gian nào đến trước)
  Trước khi cấp chứng chỉ
  05.10.2020
Phân tích hoạt động khắc phục (Phần dành cho Công ty)
Phân tích nguyên
nhân gây lỗi
Cán bộ tham mưu về công tác FSC của Công ty còn nhiều hạn chế về chuyên môn nên chưa thực hiện được việc đồng bộ hóa các chỉ tiêu giám sát của các cấp Công ty, Ban, cán bộ hiện trường nên để xảy ra tình trạng hệ thống giám sát của cán bộ hiện trường còn rất chung chung.
Hoạt động khắc phục  - Công ty đã tổ chức một cuộc họp để phân công nhiệm vụ triển khai FSC 2019, khắc phục lỗi cho tất cả các bộ phận chuyên môn, các Trưởng ban trồng rừng của Công ty (Biên bản phân công nhiệm vụ khắc phục lỗi số 01/BBKPL-FSC.2019, ngày 02/12/2019 của Giám đốc Công ty) và được giao cho Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Kế toán của Công ty chịu trách nhiệm giám sát tuân thủ này;
 - Công ty đã phát hành công văn số 08/CV-FSC.2019 ngày 02/12/2019 về yêu cầu các phòng ban xây dựng kế hoạch quản lý rừng năm 2020, trong đó thể hiện quy trình giám sát có hệ thống liên quan đến chứng minh việc lồng ghép các kết quả giám sát vào quá trình điều chỉnh Phương án quản lý rừng các năm sau và hàng tháng phải tổng hợp kết quả giám sát theo các hệ thống điều chỉnh trong Phương án quản lý rừng.
- Công ty đã ban hành quy trình số 01/QTr-NLGMN.2020 ngày 24 tháng 01 năm 2020 về việc giám sát, đánh giá và cập nhật lồng ghép kết quả giám sát khi thực hiện điều chỉnh phương án quản lý rừng.
- Phòng Quản lý bảo vệ rừng đã tổng hợp các phát hiện lỗi không tuân thủ của Công ty và ý kiến đề xuất khắc phục trong hoạt động giám sát như sau:
+ Giám sát hoạt động trồng rừng:
* Tồn tại: Số lượng lao động trên hiện trường còn ít. Một số công nhân không đi giày bảo hộ.
* Đề xuất khắc phục: Đôn đốc hộ nhận khoán tăng cường lao động và thường xuyên có mặt ở hiện trường để đẩy nhanh tiến độ, đi giầy bảo hộ để tránh trơn trượt.
+ Giám sát hoạt động chăm sóc rừng:
* Tồn tại: Một số công nhân không đeo gang tay.
* Đề xuất khắc phục: Mang đầy đủ gang tay.
+ Giám sát bảo vệ rừng:
* Tồn tại: Còn để người dân ken cây.
* Đề xuất khắc phục: Tăng cường công tác tuần tra và tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
 + Giám sát tăng trưởng rừng:
* Tồn tại: Có những vết sơn tại vị trí D1.3 đã bị mờ.
* Đề xuất: Thường xuyên kiểm tra để đánh dấu sơn mới.
+ Giám sát môi trường trước khai thác:
* Tồn tại: Một số ban còn đánh giá chậm.
* Đề xuất khắc phục: Cần lập kế hoạch đánh giá sát với thực tế.
+ Giám sát hoạt động khai thác rừng:
* Tồn tại: Một số vị trí gần hành lang ven suối chưa gom sạch cành nhánh.
* Yêu cầu khắc phục: Yêu cầu hộ nhận khoán khai thác đến đâu phải thu dọn vệ sinh rừng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đến đó. Không để cành nhánh rơi vào khe suối gây ách tắc dòng chảy. Thường xuyên tập tập huấn an toàn lao động cho công nhân.
+ Giám sát môi trường sau khai thác:
* Tồn tại: Xe vận xuất gỗ gây nén đất trên các tuyến đường.
 * Yêu cấu khắc phục: Hạn chế vận xuất bằng xe cơ giới.
+ Giám sát thi công đường vận xuất, vận chuyển:
* Tồn tại: Một số vị trí điểm cua xe còn hẹp.
* Đề xuất khắc phục: Tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát khi thi công đường vận xuất, vận chuyển.
+ Giám sát thu hái lâm sản ngoài gỗ:
* Tồn tại: Có những thời điểm người dân vào thu hái nhiều để bán.
* Đề xuất khắc phục: Tăng cường công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân cách thu hái lâm sản ngoài gỗ để đảm bảo duy trì cuộc sống của bà con khuyến cáo bà con không được thu hái tận diệt.
+ Giám sát tác động xã hội:
* Tồn tại: Do lịch sử để lại, tại một số Ban trồng rừng vẫn còn xảy ra hiện tượng người dân địa phương tự ý sử dụng đất trồng rừng của Công ty.
* Yêu cầu khắc phục: Cần mở rộng tuyên tuyền phổ biến kiến thức về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng đối với người dân.
+ Giám sát tác động môi trường:
* Tồn tại: Có tác động xấu cho môi trường như chất thải rắn, bụi tuy lượng thải nhỏ.
* Yêu cầu khắc phục: Tăng cường biện pháp phòng ngừa.
+ Giám sát hoạt động khắc phục:
* Tồn tại: Công tác báo cáo còn chậm so với quy định.
* Yêu cầu khắc phục: Tăng cường công tác giám sát và đánh giá phải đảm bảo chất lượng.
- Công ty đã có báo cáo số 09/BC-NLGMN.2020 ngày 05 tháng 1 năm 2020 về việc báo cáo kết quả giám sát quý III năm 2019.
- Công ty đã có Phương án số 01 /PAQLR- FSC.2019 ngày 02 tháng 01 năm 2019 điều chỉnh Phương án quản lý rừng năm 2019 dựa trên kết quả giám sát năm 2018.
- Hình ảnh các văn bản khắc phục lỗi.
+ Hình ảnh biên bản họp khắc phục lỗi FSC năm 2019, công văn chỉ đạo các phòng, ban khắc phục lỗi.

+ Hình ảnh kế hoạch quản lý rừng năm 2020.
Hoạt động phòng ngừa - Công ty đã tổ chức một cuộc họp để phân công nhiệm vụ triển khai FSC 2019, khắc phục lỗi cho tất cả các bộ phận chuyên môn, các Trưởng ban trồng rừng của Công ty (Biên bản phân công nhiệm vụ khắc phục lỗi số 01/BBKPL-FSC.2019, ngày 02/12/2019 của Giám đốc Công ty) và được giao cho Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Kế toán của Công ty chịu trách nhiệm giám sát tuân thủ này;
 - Công ty đã phát hành công văn số 01/CV-NLGMN.2019 ngày 02/12/2019 về yêu cầu các phòng ban xây dựng kế hoạch quản lý rừng năm 2020, trong đó thể hiện quy trình giám sát có hệ thống liên quan đến chứng minh việc lồng ghép các kết quả giám sát vào quá trình điều chỉnh Phương án quản lý rừng các năm sau và hàng tháng phải tổng hợp kết quả giám sát theo các hệ thống điều chỉnh trong Phương án quản lý rừng.
- Công ty yêu cầu các Phòng, Ban trong quá trình thực hiện khi có sự thay đổi về kế hoạch hoạt động lâm nghiệp thì phải cập nhật kế hoạch giám sát ngay vào phương án quản lý rừng trong năm đó.
             
            Công ty NLG Miền Nam trân trọng báo cáo kết quả khắc phục 02 lỗi nhỏ gửi tới tổ chức GFA và cam kết sẽ tiếp tục giám sát tất cả các Ban trồng rừng thuộc Công ty tuân thủ tốt tất cả các tiêu chí của tiêu chuẩn FSC./.
Nơi nhận:
- Tổ chức GFA Certification GmbH;
- Vinapaco;
- Lưu: VT, FSC.
 
 
 

 
      PHÓ GIÁM ĐỐC
 
 
 
 
 
 
 
Lê Ngọc Thành
 
 

CÔNG TY NGUYÊN LIỆU GIẤY MIỀN NAM

Địa chỉ: 377-Phan Đình Phùng- Phường Duy Tân- Thành phố Kon Tum,
Tỉnh Kon Tum, Việt Nam
 

BÁO CÁO

Kết quả khắc phục lỗi phát hiện khi đánh giá FSC 2019
 
 
 
 
            Căn cứ khuyến nghị sau đánh giá FSC năm 2019 tại Công ty Nguyên liệu giấy Miền Nam của tổ chức GFA Certification GmbH. Công ty NLG Miền Nam báo cáo kết quả khắc phục 02 lỗi lớn không tuân thủ tiêu chuẩn FSC như sau:
 

Lỗi #
2019-01 (trước đây là mỗi nhỏ 2018-04)
Tên lỗi Xác định các sinh cảnh dễ bị tổn thương
Mức độ   Lớn Nhỏ
Quy mô lỗi:
 
  FM: Công ty quản lý rừng
  FM: Thành viên nhóm  
Khung tiêu chuẩn   Tiêu chuẩn Quản lý rừng Quốc giá (NGSS) / Tiêu chuẩn quốc gia tạm thời (INS)
  Tiêu chuẩn tạm thời GFA
  FSC-STD-30-005, V.1.0
  Khác:      
Chỉ số: 6.2.3
Yêu cầu theo tiêu chuẩn Thiết lập và thể hiện trên bản đồ các vùng được bảo tồn, các vùng được bảo vệ và hành lang bảo vệ động vật hoang dã, tương thích với quy mô và cường độ của hoạt động quản lý rừng và đặc tích của tài nguyên bị tác động
Mô tả lỗi
không tuân thủ
Các sinh cảnh dễ bị tổn thương (hố bom), có hiện hữu tại  nhiều nơi trong quy mô chứng chỉ, tuy nhiên chưa được Công ty xác định và đo vẽ trên bản đồ.
BẰNG CHỨNG:
Trong đợt đánh giá năm 2018:
• Công ty chỉ phát hiện được sinh cảnh dễ bị tổn thương (hố bom) tại rừng của hai trong tổng số tám Ban trồng rừng nằm trong quy mô chứng chỉ. Hai ban này là Ngọc Hồi (đã xác định được 241 hố bom) và Ro Koi (đã xác định được 331 hố bom).
• Công ty đã không lập một kế hoạch để đảm bảo rằng sẽ đo vẽ tất cả các sinh cảnh dễ bị tổn thương, bên trong phạm vi chứng chỉ, trên bản đồ.
• Công ty chưa xác định được môi trường sống trong những hố bom là gì (kích thước, độ sâu, địa điểm, các loài đang sống trong đó .... vv).
Trong đợt đánh giá năm 2019:
* Công ty đã điều tra sinh cảnh dễ bị tổn thương: tảng đá tại Ban trồng rừng Nguyên liệu giấy Ngọc Hồi vào ngày 10.12.2019 (4 phối hợp, Lô 3, K6, TK181, diện tích 4.500 m2).
* Đối với các hố bom khác, không có giám sát và đánh giá (tại 08 Ban trồng rừng khác), không có bản đồ các sinh cảnh tại các cấp Ban để bảo vệ. Không có bằng chứng để đánh giá các hố bom có phải là sinh cảnh dễ bị tổn thương hay không.
* Lỗi nhỏ này được nâng cấp thành lỗi lớn vì Công ty không có lý do hợp lý cho tình huống này.
Khung thời gian   Đến lần đánh giá sau, không muộn hơn xx.xx.20xx/ đợt đánh giá tới(tùy thuộc vào thời gian nào đến trước)
  Trước khi cấp chứng chỉ
  05.01.2020 (Công ty đã xin GFA gia hạn đến 15.02.2020)
Phân tích hoạt động khắc phục (Phần dành cho Công ty)
Phân tích nguyên
nhân gây lỗi
Công ty đã phát hành công văn chỉ đạo các Ban trồng rừng xác định các vị trí có sinh cảnh dễ bị tổn thương (hố bom, tảng đá...). Một số phòng ban đã triển khai và báo cáo về Công ty như các Ban trồng rừng Ngoc Hoi, Ro Koi và Sa Thay PUs. Vì việc xác định các sinh cảnh dễ bị tổn thương cần thời gian và thiết bị GPS, mà điều kiện của Công ty vẫn còn khó khắn, nên số lượng thiết bị GPS không đủ để làm điều này. Mặt khác, sau khi các Ban báo cáo, Công ty đã kiểm tra và xác định rằng sinh cảnh dễ bị tổn thương (hố bom) không khác biệt so với môi trường xung quanh vì không có loài mới, không có động vật trú ẩn. Công ty yêu cầu các chuyên gia GFA xem xét yêu cầu về chỉ số này cho Công ty. Trong đợt đánh giá năm 2019 Công ty cũng đã đề nghị chuyên gia GFA xem xét vì trong phạm vi rừng Công ty quản lý không tồn tại môi trường dễ bị tổn thương có các loài động thực vật khác so với môi trường xung quanh. Chuyên gia GFA đi kiểm tra cũng không có phát hiện môi trường dễ bị tổn thương cần được bảo vệ.
Hoạt động khắc phục - Công ty đã tổ chức một cuộc họp để phân công nhiệm vụ triển khai FSC 2019, khắc phục lỗi cho tất cả các bộ phận chuyên môn, các Trưởng ban trồng rừng của Công ty (Biên bản phân công nhiệm vụ khắc phục lỗi số 01/BBKPL-FSC.2019, ngày 02/12/2019 của Giám đốc Công ty) và được giao cho Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Kế toán của Công ty chịu trách nhiệm giám sát tuân thủ này;
 
- Công ty đã phát hành công văn số 08/CV-FSC.2019 ngày 02/12/2019 về việc giám sát và khắc phục lỗi FSC năm 2019, trong đó yêu cầu tất cả các Ban trồng rừng phải chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả các diện tích quản lý để xác định tất cả các sinh cảnh dễ bị tổn thương (vị trí, kích thước, độ sâu, loài, v.v.), nếu có sự khác biệt về sinh cảnh thì lập kế hoạch bảo vệ.
 
- Phòng Quản lý bảo vệ rừng đã tổng hợp báo cáo của các Ban trồng rừng cho thấy các môi trường dễ bị tổn thương như hố bom, tảng đá không có sự khác biệt về sinh cảnh so với môi trường xung quanh nên Công ty đề nghị chuyên gia GFA xem xét không yêu cầu Công ty phải tuân thủ quy chỉ số 6.2.3.
 
- Công ty đã có văn bản số 01/CV-FSC.2020 ngày 12 tháng 2 năm 2020 của Giám đốc Công ty gửi đại diện GFA tại Việt Nam xem xét việc phải khắc phục lỗi FSC đối với môi trường dễ bị tổn thương trong điều kiện Công ty không tồn tại môi trường dễ bị tổn thương cần bảo vệ.
 
- Báo cáo kết quả đánh giá môi trường dễ bị tổn thương (hố bom, dãi đá...) số 09/BC-NLGMN.2020 ngày 10 tháng 01 năm 2020. Kết quả như sau:
Thực hiện sự chỉ đạo của Công ty, các Ban trồng rừng đã tiến hành đồng loạt đi khảo sat và đánh giá môi trường dễ bị tổn thương từ ngày 20 đến 30 tháng 12 năm 2019. Qua báo cáo của các Ban thì trong môi trường dễ bị tổn thương như hố bom, dải đá chỉ có một số loài thực vật như cỏ tranh, cỏ mỹ, lau đót, cây bụi và một ít côn trùng như kiến, dế ...giống như môi trường xung quanh, do vậy không cần phải bảo vệ. Tổng số hố bom, dải đá được các Ban tiến hành đi đánh giá là 79 cái trong đó 77 cái hố bom và 02 dải đá. (Ban Sa Thầy đánh giá 15 hố bom, 01 dải đá; Ban Rờ Kơi đánh giá 21 hố bom; Ban Ngọc Hồi đánh giá 33 hố bom, 01 dải đá; Ban Pô Kô đánh giá 8 hố bom; Các Ban còn lại không có hố bom).
 
 
 
 
- Hình ảnh một số môi trường là hố bom, tảng đá không có sự khác biệt về sinh cảnh so với môi trường xung quanh.

 
- Hình ảnh các văn bản và báo cáo.
+ Hình ảnh biên bản họp khắc phục lỗi FSC năm 2019, công văn chỉ đạo các phòng, ban khắc phục lỗi và đề nghị đại diện GFA tại Việt Nam xem xét.
Hoạt động phòng ngừa - Công ty đã tổ chức một cuộc họp để phân công nhiệm vụ triển khai FSC 2019, khắc phục lỗi cho tất cả các bộ phận chuyên môn, các Trưởng ban trồng rừng của Công ty (Biên bản phân công nhiệm vụ khắc phục lỗi số 01/BBKPL-FSC.2019, ngày 02/12/2019 của Giám đốc Công ty) và được giao cho Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Kế toán của Công ty chịu trách nhiệm giám sát tuân thủ này;
- Công ty đã phát hành công văn số 08/CV-FSC.2019 ngày 02/12/2019 về yêu cầu tất cả các Ban trồng rừng phải chịu trách nhiệm kiểm tra tất cả các diện tích quản lý để xác định tất cả các sinh cảnh dễ bị tổn thương (vị trí, kích thước, độ sâu, loài, v.v.), nếu có sự khác biệt về sinh cảnh thì lập kế hoạch bảo vệ.
- Công ty thường xuyên yêu cầu các Ban trồng rừng khi đi tuần tra nếu phát hiện sinh cảnh dễ bị tổn thương có xuất hiện những sinh cảnh mới khác biệt với sinh cảnh xung quan thì lập kế hoạch các sinh cảnh đó.

Lỗi #
2019-02 (trước đây là mỗi nhỏ 2018-06)
Tên lỗi Hệ thống thu nhận thông tin giám sát để cập nhật vào phương án quản lý rừng.
Mức độ   Lớn Nhỏ
Quy mô lỗi:
 
  FM: Công ty quản lý rừng
  FM: Thành viên nhóm  
Khung tiêu chuẩn   Tiêu chuẩn Quản lý rừng Quốc giá (NGSS) / Tiêu chuẩn quốc gia tạm thời (INS)
  Tiêu chuẩn tạm thời GFA
  FSC-STD-30-005, V.1.0
  Khác:      
Chỉ số: 8.4.1
Yêu cầu theo tiêu chuẩn Cần có một hệ thống trình diễn cách lồng ghép các kết quả giám sát vào quá trình chỉnh sửa phương án quản lý rừng (Tiêu chí SLIMF: Tham khảo các chỉ số 7.2.3 và 7.2.4).
Mô tả lỗi
không tuân thủ
BẰNG CHỨNG:
- Trong đợt đánh giá năm 2018:
Quy trình giám sát không bao gồm một hệ thống nội bộ có thể phát hiện các lỗi không tuân thủ của Công ty và Công ty phải làm gì: khi Công ty phát hiện các thông số, kết quả giám sát nội bộ cần cập nhật và sửa đổi vào phương án quản lý rừng (hệ thống tài liệu hóa của Công ty).
- Trong đợt đánh giá năm 2019:
* Quy trình giám sát không có hệ thống liên quan đến việc chứng minh làm thế nào để lồng ghép các kết quả giám sát vào quá trình điều chỉnh Phương án quản lý rừng (Phương án quản lý rừng năm 2019).
* Không có bằng chứng về kết quả giám sát được lồng ghép vào quá trình điều chỉnh Phương án quản lý rừng (2019).
Lỗi nhỏ này đã được nâng cấp lên thành lỗi lớn vì lặp lại tình huống.
Khung thời gian   Đến lần đánh giá sau, không muộn hơn xx.xx.20xx/ đợt đánh giá tới(tùy thuộc vào thời gian nào đến trước)
  Trước khi cấp chứng chỉ
  05.01.2020
Phân tích hoạt động khắc phục (Phần dành cho Công ty)
Phân tích nguyên
nhân gây lỗi
- Công ty Nguyên liệu giấy Miền Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam nên các kế hoạch sản xuất kinh doanh gắn liền với các hoạt động lâm nghiệp của Công ty đều phụ thuộc vào sự phê duyệt hàng năm của Tổng công ty. Trong quá trình thực hiện Công ty luôn tuân thủ các quy định của FSC, tuy nhiên do nhận thức của cán bộ còn thiếu nên đã không bổ sung kịp thời trong Phương án quản lý rừng năm 2019.
- Trong quá trình kiểm toán của chuyên gia GFA, Công ty có hồ sơ bằng chứng về các thay đổi các hoạt động giám sát nhưng chỉ nêu tóm tắt trong bản báo cáo quản lý rừng 2019, lỗi này cũng do nhận thức của cán bộ trong việc làm báo cáo thực hiện công tác FSC năm 2018 và kế hoạch năm 2019 do vậy không thể hiện rõ sự lồng ghép về kết quả giám sát trong phương án quản lý rừng năm 2019.
Hoạt động khắc phục  - Công ty đã tổ chức một cuộc họp để phân công nhiệm vụ triển khai FSC 2019, khắc phục lỗi cho tất cả các bộ phận chuyên môn, các Trưởng ban trồng rừng của Công ty (Biên bản phân công nhiệm vụ khắc phục lỗi số 01/BBKPL-FSC.2019, ngày 02/12/2019 của Giám đốc Công ty) và được giao cho Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Kế toán của Công ty chịu trách nhiệm giám sát tuân thủ này;
 - Công ty đã phát hành công văn số 08/CV-FSC.2019 ngày 02/12/2019 về yêu cầu các phòng ban xây dựng kế hoạch quản lý rừng năm 2020, trong đó thể hiện quy trình giám sát có hệ thống liên quan đến chứng minh việc lồng ghép các kết quả giám sát vào quá trình điều chỉnh Phương án quản lý rừng các năm sau và hàng tháng phải tổng hợp kết quả giám sát theo các hệ thống điều chỉnh trong Phương án quản lý rừng.
- Công ty đã ban hành quy trình số 01/QTr-NLGMN.2020 ngày 24 tháng 01 năm 2020 về việc giám sát, đánh giá và cập nhật lồng ghép kết quả giám sát khi thực hiện điều chỉnh phương án quản lý rừng.
- Phòng Quản lý bảo vệ rừng đã tổng hợp các phát hiện lỗi không tuân thủ của Công ty và ý kiến đề xuất khắc phục trong hoạt động giám sát như sau:
+ Giám sát hoạt động trồng rừng:
* Tồn tại: Số lượng lao động trên hiện trường còn ít. Một số công nhân không đi giày bảo hộ.
* Đề xuất khắc phục: Đôn đốc hộ nhận khoán tăng cường lao động và thường xuyên có mặt ở hiện trường để đẩy nhanh tiến độ, đi giầy bảo hộ để tránh trơn trượt.
+ Giám sát hoạt động chăm sóc rừng:
* Tồn tại: Một số công nhân không đeo gang tay.
* Đề xuất khắc phục: Mang đầy đủ gang tay.
+ Giám sát bảo vệ rừng:
* Tồn tại: Còn để người dân ken cây.
* Đề xuất khắc phục: Tăng cường công tác tuần tra và tuyên truyền vận động nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
 + Giám sát tăng trưởng rừng:
* Tồn tại: Có những vết sơn tại vị trí D1.3 đã bị mờ.
* Đề xuất: Thường xuyên kiểm tra để đánh dấu sơn mới.
+ Giám sát môi trường trước khai thác:
* Tồn tại: Một số ban còn đánh giá chậm.
* Đề xuất khắc phục: Cần lập kế hoạch đánh giá sát với thực tế.
+ Giám sát hoạt động khai thác rừng:
* Tồn tại: Một số vị trí gần hành lang ven suối chưa gom sạch cành nhánh.
* Yêu cầu khắc phục: Yêu cầu hộ nhận khoán khai thác đến đâu phải thu dọn vệ sinh rừng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đến đó. Không để cành nhánh rơi vào khe suối gây ách tắc dòng chảy. Thường xuyên tập tập huấn an toàn lao động cho công nhân.
+ Giám sát môi trường sau khai thác:
* Tồn tại: Xe vận xuất gỗ gây nén đất trên các tuyến đường.
 * Yêu cấu khắc phục: Hạn chế vận xuất bằng xe cơ giới.
+ Giám sát thi công đường vận xuất, vận chuyển:
* Tồn tại: Một số vị trí điểm cua xe còn hẹp.
* Đề xuất khắc phục: Tăng cường công tác hướng dẫn, giám sát khi thi công đường vận xuất, vận chuyển.
+ Giám sát thu hái lâm sản ngoài gỗ:
* Tồn tại: Có những thời điểm người dân vào thu hái nhiều để bán.
* Đề xuất khắc phục: Tăng cường công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân cách thu hái lâm sản ngoài gỗ để đảm bảo duy trì cuộc sống của bà con khuyến cáo bà con không được thu hái tận diệt.
+ Giám sát tác động xã hội:
* Tồn tại: Do lịch sử để lại, tại một số Ban trồng rừng vẫn còn xảy ra hiện tượng người dân địa phương tự ý sử dụng đất trồng rừng của Công ty.
* Yêu cầu khắc phục: Cần mở rộng tuyên tuyền phổ biến kiến thức về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng đối với người dân.
+ Giám sát tác động môi trường:
* Tồn tại: Có tác động xấu cho môi trường như chất thải rắn, bụi tuy lượng thải nhỏ.
* Yêu cầu khắc phục: Tăng cường biện pháp phòng ngừa.
+ Giám sát hoạt động khắc phục:
* Tồn tại: Công tác báo cáo còn chậm so với quy định.
* Yêu cầu khắc phục: Tăng cường công tác giám sát và đánh giá phải đảm bảo chất lượng.
- Công ty đã có báo cáo số 09/BC-NLGMN.2020 ngày 05 tháng 1 năm 2020 về việc báo cáo kết quả giám sát quý III năm 2019.
- Công ty đã có Phương án số 01 /PAQLR- FSC.2019 ngày 02 tháng 01 năm 2019 điều chỉnh Phương án quản lý rừng năm 2019 dựa trên kết quả giám sát năm 2018.
- Hình ảnh các văn bản khắc phục lỗi.
+ Hình ảnh biên bản họp khắc phục lỗi FSC năm 2019, công văn chỉ đạo các phòng, ban khắc phục lỗi.

+ Hình ảnh kế hoạch quản lý rừng năm 2020.
Hoạt động phòng ngừa - Công ty đã tổ chức một cuộc họp để phân công nhiệm vụ triển khai FSC 2019, khắc phục lỗi cho tất cả các bộ phận chuyên môn, các Trưởng ban trồng rừng của Công ty (Biên bản phân công nhiệm vụ khắc phục lỗi số 01/BBKPL-FSC.2019, ngày 02/12/2019 của Giám đốc Công ty) và được giao cho Phòng Quản lý bảo vệ rừng và Kế toán của Công ty chịu trách nhiệm giám sát tuân thủ này;
 - Công ty đã phát hành công văn số 01/CV-NLGMN.2019 ngày 02/12/2019 về yêu cầu các phòng ban xây dựng kế hoạch quản lý rừng năm 2020, trong đó thể hiện quy trình giám sát có hệ thống liên quan đến chứng minh việc lồng ghép các kết quả giám sát vào quá trình điều chỉnh Phương án quản lý rừng các năm sau và hàng tháng phải tổng hợp kết quả giám sát theo các hệ thống điều chỉnh trong Phương án quản lý rừng.
- Công ty yêu cầu các Phòng, Ban trong quá trình thực hiện khi có sự thay đổi về kế hoạch hoạt động lâm nghiệp thì phải cập nhật kế hoạch giám sát ngay vào phương án quản lý rừng trong năm đó.

 
             
            Công ty NLG Miền Nam trân trọng báo cáo kết quả khắc phục 02 lỗi lớn gửi tới tổ chức GFA và cam kết sẽ tiếp tục giám sát tất cả các Ban trồng rừng thuộc Công ty tuân thủ tốt tất cả các tiêu chí của tiêu chuẩn FSC./.
Nơi nhận:
- Tổ chức GFA Certification GmbH;
- Vinapaco;
- Viện QLRBV và CCR;
- Lưu: VT, FSC.
 
 
 

 
       GIÁM ĐỐC
 
 
 
 
 
 
 
Mạc Văn Được

Tác giả: admin

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây